GIỚI THIỆU CHUNG

(Nguồn VCCI)

Phần Lan hình thành quốc gia rất muộn. Trong hơn 600 năm, từ giữa thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, Phần Lan bị Thuỵ Điển đô hộ. Sau khi Thuỵ Điển bị thua trong cuộc chiến tranh với Nga hoàng, từ năm 1089 Phần Lan bị sát nhập vào Nga và bị Nga đô hộ hơn 100 năm dưới hình thức Đại Công quốc tự trị. Sau cách mạng Tháng Mười Nga, Liên Xô trao trả độc lập cho Phần Lan.

Ngày 6/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, thành lập nền Cộng hoà.

Năm 1939, cuộc chiến tranh “Mùa Đông” nổ ra giữa Liên Xô và Phần Lan. Phần Lan thất bại và phải ký hoà ước với Liên Xô năm 1940 chấp nhận nhượng cho Liên Xô 10% lãnh thổ phía Đông. Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, Phần Lan liên minh với Đức tấn công Liên Xô nhằm lấy lại phần đất bị mất.

Năm 1945 Phần Lan rút khỏi cuộc chiến tranh và phải bồi thướng 1 tỉ USD. Đầu năm 1947 Phần Lan ký thoả ước với đồng minh và đầu năm 1948, ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau với Liên Xô.
Phần Lan trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 1995. Phần Lan cũng là nước Bắc Âu duy nhất tham gia hệ thống đồng tiền chung Châu Âu với tư cách là thành viên sáng lập vào tháng 1/1999.

Đặc điểm địa lý

  • Vị trí địa lý : Nằm trong khu vực Bắc Âu, phía Đông và Nam giáp Nga, bắc giáp Na Uy, tây giáp Thụy Điển và biển Baltic.
  • Tổng diện tích : 338 145 km2
    • Diện tích đất liền : 304 473 km2
    • Diện tích mặt nước : 33 672 km2
  • Biên giới với : Na Uy 727 km, Thụy Điển 614 km, Nga 1.340 km
  • Khí hậu : Ôn đới và cận Bắc cực với mùa đông từ –3 C đến –14 C, mùa hè từ 13-17 C.
  • Tài nguyên thiên nhiên : Gỗ xây dựng, quặng sắt, đồng đỏ, chì, kẽm, cromit, niken, vàng, bạc, đá vôi
  • Cảng biển và các ga chính: Hamina, Hanko, Helsinki, Kotka, Naantali, Pori, Porvoo, Raahe, Rauma, Turku
  • Phần Lan là nước có nhiều rừng, rừng chiếm 3/4 diện tích đất nước, bình quân 4ha rừng/ người, đứng đầu thế giới và gấp 15 lần mức trung bình của các nước Tây Âu. Cả nước có gần 190.000 hồ (chiếm 10% diện tích cả nước) và rất nhiều đảo.

Con người

  • Dân số : 5 238 460 người (7/2007)
    • 0-14 tuổi : 16.9% (nam 449,548/nữ 433,253)
    • 15-64 tuổi : 66.7% (nam 1,768,996/nữ 1,727,143)
    • Trên 65 tuổi : 16.4% (nam 344,798/nữ 514,722) (dự kiến 2007)
  • Tỉ lệ tăng dân số : 0,127% (dự kiến 2007)
    • Tỉ lệ sinh : 10,42 sinh/1 000 dân (dự kiến 2007)
    • Tỉ lệ tử : 9,93 tử/1 000 dân (dự kiến 2007)
  • Dân tộc : Phần Lan 93.4%, Thụy Điển 5.7%, Nga 0.4%, Es-ton-nia 0.2%, La Mã 0.2%, Sami 0.1%
  • Tôn giáo : Lu-ti Phần Lan 84.2%, Chính thống 1.1%, Thiên chúa giáo La Mã 1.1%, khác 0.1%, không 13.5% (2003)
  • Tỉ lệ sinh : 1,73 trẻ/phụ nữ (2007)
  • Tuổi thọ : 78,66 tuổi
    • Nam : 75,15 tuổi
    • Nữ : 82,31 tuổi (2007)
  • Ngôn ngữ : Phần Lan 92% (chính thức), Thụy Điển 5.6% (chính thức), khác 2.4% (2003)

Một số đặc điểm khác

  • Thuê bao điện thoại cố định : 2,12 triệu (2005)
  • Thuê bao điện thoại di động : 5,231 triệu (2005)
  • Đài truyền hình : 120 (2001)
  • Nhà cung cấp dịch vụ Internet : 1,634 triệu (2006)
  • Thuê bao Internet : 3,286 triệu (2005)
  • Sân bay : 148 (2006)
  • Đường sắt : 5 741 km (2005)
  • Đường cao tốc : 78 189 km (2006)

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

  • Tên nước : Cộng hoà Phần Lan
  • Thủ đô : Helsinki (các thành phố lớn: Espoo, Tampere, Vantaa)
  • Thể chế chính trị : Cộng hòa
  • Quốc khánh : 6/12
  • Hiến pháp Phần Lan ban hành 17/7/1917 quy định Phần Lan theo chế độ Cộng hoà. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Tổng thống. Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ.
  • Quốc hội một Viện với 200 nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm, được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Quốc hội Phần Lan (bầu cử 16/3/2003) có 11 Đảng như sau : Đảng Trung tâm; Đảng XHDC ; Đảng Bảo thủ; Liên minh cánh tả ; Đảng Môi trường Xanh ; Đảng Nhân dân Thuỵ Điển ; Liên đoàn Thiên chúa giáo ; Đảng Nhân dân Tự do; Đảng Cộng sản; Đảng Nông thôn Phần Lan
  • Chính phủ hiện nay thành lập ngày 16/4/2003 gồm 18 người là Chính phủ liên hiệp Đảng Trung tâm, XHDC, và Nhân dân Thuỵ Điển) chiếm 116/200 ghế ở Quốc hội.
  • Các vị lãnh đạo chủ chốt:
    • Tổng thống : Bà Tarja Halonen (XHDC), sinh 24/12/1943, nhậm chức từ 1/3/2006, nhiệm kỳ 2 (2006-2012).
    • Thủ tướng : MATTI TANELI VANHANEN (Trung Tâm), sinh 04/11/1955, ( bầu 26/6/2003)
    • Chủ tịch Quốc hội : Ông PAAVO LIPONEN (XHDC)
    • Bộ trưởng Ngoại giao : Ông ERKKI TUOMIOJA (XHDC)
  • Địa phận hành chính : Phần Lan được chia thành 6 vùng : Aland, Etela-Suomen, Ita-Suomen, Lansi-Suomen, Lappi, Oulun

KINH TẾ

  • Tiền tệ : đồng euro
  • GDP : 171,7 tỉ USD (2006)
  • GDP/người : 32 800 USD (2006)
  • Tỉ lệ tăng trưởng : 5,5% (2006)

Hiện nay , Phần Lan là một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới. Thành tựu này có được là nhờ ở các hàng điện tử, đặc biệt là công nghệ thông tin và điện thoại di động. Kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao. Công nghệ hiện đại là chìa khoá của sự phát triển. Phần Lan là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về sử dụng Internet. 67% dân số sống ở đô thị, 33% dân sống ở vùng nông thôn.

  • Lực lượng lao động: 2,62 triệu (2006)
    • Tỉ lệ thất nghiệp : 7% (2006)
  • Tỉ lệ lạm phát : 1,7% (2006)
  • Ngân sách :
    • Thu ngân sách : 105,6 tỉ USD
    • Chi ngân sách : 101 tỉ USD (2006)
  • Tỉ lệ tăng trưởng công nghiệp : 3% (2006)
  • Một số mặt hàng nông công nghip chnh
    • Nông nghiệp : lúa mạch, lúa mỳ, củ cải đường, khoai tây, bò sữa, cá
      • Phần Lan hiện có 2.504 ngàn hécta đất trồng trọt, tự túc 85% lương thực.
    • Công nghiệp : kim loại và các sản phẩm từ kim loại, hàng điện tử, máy móc và thiết bị khoa học, đóng tàu, giấy và bột giấy, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, quần áo
      • Công nghiệp gỗ giấy : là ngành truyền thống của Phần Lan, 80% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Gỗ tùng đỏ và gỗ vân sam Bắc Âu có chất lượng tuyệt hảo : mắt gỗ nhỏ và ít, vân đẹp, chịu nội lực tốt, ít bị nứt bên trong, được khách hàng đánh giá cao. Hàng năm sản xuất khoảng 9 triệu tấn bột giấy, đứng thứ hai thế giới sau Canada về xuất khẩu giấy, tổng giá trị gần 4 tỉ USD/năm. Phần Lan cung cấp khoảng 1/5 máy xén giấy trên thế giới.
        Finnforest là công ty sản xuất sản phẩm gỗ lớn nhất châu Âu. Doanh thu hàng năm là 1,8 tỷ Euro với 7700 nhân viên, là thành viên chính của tập đoàn Metsaliito hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là chế biến (cung cấp các sản phẩm gỗ xẻ) và sản phẩm gỗ có phụ gia cao cấp. Mạng lưới kinh doanh của công ty có mặt trên hơn 20 quốc gia. Finnforest có 12 nhà máy chế biến ở Phần Lan, ngoài ra có 16 nhà máy khác tại Thụy Điển và Na Uy với tổng sản lượng là 1.550.000 m3/năm.
      • Công nghiệp luyện kim : nổi tiếng nhất là luyện đồng. Phần Lan là một trong những nước đứng đầu Tây Âu về sản xuất đồng 65.000 tấn, kẽm 175.000 tấn/năm.
      • Công nghiệp đóng tàu, vận tải : chủ yếu đóng các loại tàu đặc biệt như tàu phá băng, tàu chở khách, tàu nghiên cứu biển, dàn khoan dầu.
      • Công nghiệp hoá chất, dược phẩm, điện tử : cũng phát triển cao.
  • Tổng kim ngạch xuất khẩu : 84,72 tỉ USD (2006)
    • Các mặt hàng XK chính : Máy móc và thiết bị, hóa chất, kim loại, gỗ xây dựng, giấy, bột giấy (1999)
    • Các đối tác XK chính : Nga 11.2%, Thụy Điển 10.7%, Đức 10.5%, Anh 6.6%, Mỹ 6.2%, Hà Lan 4.8% (2005)
  • Tổng kim ngạch nhập khẩu : 71,69 tỉ USD (2006)
    • Các mặt hàng NK chính : Thực phẩm, dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, hóa chất, thiết bị giao thông, sắt, thép, máy móc, hàng dệt may, ngũ cốc
    • Các đối tác NK chính : Đức 16.2%, Thụy Điển 14.1%, Nga 13.9%, Hà Lan 6.2%, Đan Mạch 4.6%, Anh 4.3%, Trung Quốc 4.2% (2005)
  • Một số thông tin kinh tế khác
    • Tỉ giá ngoại tệ: Euros/USD
      2006 : 1USD = 0.7964
      2005 : 1USD = 0.8041
      2004 : 1USD = 0.8054
      2003 : 1USD = 0.886
      2002 : 1USD = 1.0626
    • Năm tài chính : Niên lịch
    • Sản xuất điện năng : 81,6 tỉ kWh (2004)
    • Tiêu thụ điện năng : 80,79 tỉ kWh (2004)
    • Xuất khẩu điện năng : 6,8 tỉ kWh (2004)
    • Nhập khẩu điện năng : 11,7 tỉ kWh (2004)
    • Sản lượng khai thác dầu : 9 105 thùng/ngày (2004)
    • Sản lượng tiêu thụ dầu : 220 400 thùng/ngày (2004)
    • Sản lượng dầu xuất khẩu : 101 000 thùng/ngày (2001)
    • Sản lượng dầu nhập khẩu : 318 300 thùng/ngày (2001)

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM

Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá khứ của lịch sử. Trong nhiều thập kỷ qua, Phần Lan luôn theo đuổi đường lối đối ngoại trung lập tích cực; giữ cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, các khối; không tham gia các khối quân sự; ủng hộ và thúc đẩy cho các hoạt động vì hoà bình, giải trừ quân bị, làm giảm căng thẳng tình hình quốc tế; ủng hộ đối thoại giữa các nước, khu vực.

Phần Lan là thành viên LHQ, Hội đồng Bắc Âu, Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội viên Khối mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), hội viên Liên hợp quốc; gia nhập Liên hiệp châu Âu (EU) từ 1/1/1995 và EMU từ 1/1/1999.

Phần Lan lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 25/01/1973, từ đó đến nay Phần Lan luôn duy trì một chính sách hợp tác, hữu nghị. Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao.

  • Về phía Việt Nam:
    • 5/1977 Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Phần Lan
    • 10/1982 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thăm Phần Lan
    • 5/1990 Phó Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Phần Lan
    • 9/1993 Phó Thủ tướng Trần Đức Lương thăm Phần Lan
    • 6/1995 Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Phần Lan
    • 9/1998 Bộ trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển thăm Phần Lan
    • 9/1999 Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Phần Lan
    • 11/2001 Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Phần Lan
    • 10/2004 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phạm Văn Trà thăm Phần Lan
    • 11/2004 Phó Thủ tướng Vũ Khoan thăm Phần Lan
  • Về phía Phần Lan:
    • 4/1993 Bộ trưởng Viện trợ Phần Lan thăm Việt Nam
    • 3/1994 Bộ trưởng Ngoại Giao Phần Lan thăm Việt Nam
    • 11/1994 Bộ trưởng Công thương Phần Lan thăm Việt Nam
    • 2/1994, 11/1994, 11/1995 Thứ trưởng Hợp tác phát triển Phần Lan thăm Việt Nam
    • 9/1995 Đại diện 19 công ty hàng đầu của Phần Lan thăm Việt Nam theo lời mời của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt
    • 1/1997 Bộ trưởng Hợp tác Phát triển Môi trường Phần Lan thăm Việt Nam
    • 5/2004 Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Phần Lan thăm Việt Nam
QUAN HỆ KINH TẾ – THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ VỚI VIỆT NAM
Phần Lan liên tục giúp Việt Nam ngay cả trong những năm bị bao vây cấm vận khó khăn nhất và “không áp đặt các điều kiện về chính trị trong chính sách viện trợ”.

ODA- Viện trợ không hoàn lại

  • Từ 1973-1994: Phần Lan đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam là 180 triệu USD, giúp ta tập trung làm các dự án:
    • Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng tại Hải Phòng
    • Xây dựng và cải tạo hệ thống cấp nước Hà Nôi, 4 giai đoạn từ 1985-2000. Vốn Phần Lan viện trợ gần 80 triệu USD
    • Cải tạo, mở rộng hệ thống cấp nước ở Hải Phòng gồm 3 giai đoạn từ 1999-2000, vốn trên 20 triệu USD
  • Từ 1995 đến nay: Phần Lan viện trợ cho ta mỗi năm 10 triệu USD và từ 1999-2004 là 65 triệu USD để mở rộng sự giúp đỡ sang nhiều lĩnh vực khác: lâm nghiệp, phát triển nông thôn, văn hoá, năng lượng.

Vốn vay ưu đãi

Phần Lan cho ta vay 25 triệu USD tín dụng ưu đãi (ký 11/1994), dùng làm 6 dự án, thời hạn 10 năm, không lãi xuất

Tháng 2/2001, Quốc hội Phần Lan thông qua chiến lược mới về hợp tác phát triển với các nước đang phát triển, trong đó coi trọng Việt Nam là đối tác hợp tác lâu dài của bạn ở khu vực Châu Á. Trong cuộc họp tháng 5/2003 tại Helsinki, phía Phần Lan cam kết sẽ tiếp tục viện trợ không hoàn lại khoảng 10 triệu Euro mỗi năm cho 3 lĩnh vực chính là nước và môi trường, xoá đói giảm nghèo, và hỗ trợ tăng cường năng lực cho các cơ quan. Thêm vào đó Phần Lan cũng sẽ cho một số dự án được hai chính phủ thoả thuận vay tín dụng ưu đãi. Phần Lan cũng quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sách (clean technology), là thế mạnh của Phần Lan, trong các dự án hợp tác phát triển với ta. Tại hội nghị các nhà tài trợ tại Hà Nội (12/2005), Phần Lan cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam là 18,3 triệu Euro, tăng 8,3 triệu Euro so với năm 2004.

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Phần Lan là: cao su, giầy dép các loại và hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng xe đạp. Còn Việt Nam nhập khẩu từ Phần Lan thiết bị máy, phương tiện vận tải thông tin (chiếm 80-85% kim ngạch), nguyên phụ liệu dệt may da, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại

Cán cân thương mại Việt Nam – Phần Lan
(nguồn: Bộ Thương mại)

CÁC THÔNG TIN KHÁC

  • Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam
    • Địa chỉ : 31 Hai Ba Trung Str., Centre Building, Hanoi
    • Tel. : 84-4-8266788.
    • Fax : 84-4-8266766
    • Đại sứ : MR. KARI ALANKO

    Đại sứ quán Việt Nam tại Phần Lan

    • Địa chỉ : Aleksanterin katu 15A 5 KR 00100 Helsinki
    • Tel. : 00 358 9 6229900
    • Fax : 00 358 9 6229902
    • Email : vietnamfinland@gmail.com
    • Đại sứ : Trần Ngọc An
  • Phòng thương mại Phần Lan (Chamber of commerce in Finland)
    National Chamber of Commerce

    • The Central Chamber of Commerce of Finland
      World Trade Center Helsinki
      Aleksanterinkatu 17
      P.O.Box 1000
      FI-00101 Helsinki
    • Telphone: +358-9-69 69 69
    • Telefax: +358-9-650 303
    • E-mail: keskuskauppakamari@chamber.fi
    • Internet: www.keskuskauppakamari.fi
  • Phòng Thương mại vùng (Regional Chambers of Commerce)
    • Central Finland Chamber of Commerce
      • Sepänkatu 4
        FI-40100 Jyväskylä
      • Telephone: +358-14-652 400
      • Telefax: +358-14-652 411
      • E-mail: info@centralfinlandchamber.fi
      • Internet: www.centralfinlandchamber.fi
    • Phòng Thương mại Vùng Helsinki
      • Kalevankatu 12
        FI-00100 Helsinki
      • Telephone: +358-9-228 601
      • Telefax: +358-9-2286 0228
      • E-mail: kauppakamari@helsinki.chamber.fi
      • Internet: www.helsinki.chamber.fi
  • THÔNG TIN KHÁC
    • Dịch vụ kết nối dành cho các công ty Việt Nam tìm đối tác Phần Lan
      • Chương trình Hợp tác Kinh doanh Phần Lan, gọi tắt là Finnpartnership (www.finnpartnership.fi) , là một chương trình mới do Bộ Ngoại giao Phần Lan thiết lập và tài trợ, công ty Tài chính Phát triển Phần Lan Fìnnund (www.fìnnund.fi) quản lý.
      • Nhiệm vụ của Finnpartnership là tăng cường sự hợp tác thương mại giữa Phần Lan và các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Một trong những dịch vụ chính được miễn phí của Finnpartnership là dịch vụ kết nối, nhằm giúp các công ty và các chủ thể kinh tế khác c Phần Lan và các nước đnag phát triển tìm kiếm các cơ hội hợp tác làm ăn mới. Finnpartnership sẽ chuyển các sáng kiến tìm kiếm đối tác từ các công ty Việt Nam đến các công ty Phần Lan và ngược lại.
      • Dịch vụ kết nối dành cho các công ty Việt Nam
        Các công ty Việt Nam có cơ hội qung bá những sáng kiến tìm đi tác kinh doanh đến các công ty Phần Lan.
        Dịch vụ kết nối dành cho các công ty Việt Nam muốn tìm:

        • Đối tác về công nghệ
          Đối tác làm ăn mới, lâu dài để xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang Phần Lan
        • Các đối tác liên doanh từ Phần Lan để phát triển kinh doanh
      • Các công ty Việt Nam có nhu cầu tìm đối tác tại Phần Lan có thể tham gia chương trình này bằng các điền thông tin và nộp đơn theo mẫu tải từ www.finnpartnership.fi/matchmaking/registration .
      • Sau khi điền đầy đủ thông tin bằng tiếng Anh, các công ty cần gửi mẫu đã ký cùng với một trang mô tả dự án theo đường bưu điện, fax hoặc email. Phần mô tả dự án phải có các thông tin chính về dự án, và lý do công ty muốn tìm đối tác Phần Lan, cũng như vai trò dự kiến của họ trong dự án .
      • Sau khi nhận được đơn, các sáng kiến tìm đối tác kinh doanh này sẽ được đăng tải trên trang web của Finnpartnership tại www.finnpartnership.fi/matchmaking/registration. Ngoài ra, Finnpartnership sẽ liên hệ đến các công ty Phần Lna tiềm năng hoạt động trong cùng lĩnh vực với công ty Việt Nam và gửi thông tin trực tiếp cho họ.
      • Finnpartnership – Finnish Business Partnership
        • Địa chỉ : C/O Finnfund, P.O. Box 391 (Ratakatu 27),
          Fl-00121 Helsinki, Finland
        • Tel : +358 9 3484 3314
        • Fax : +358 9 641 084
        • Website : www.finnpartnership.fi

.